Hồ sơ năng lực

Hiện nay quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển rất nhanh chóng, sự ra đời các chung cư cao cấp, các tòa cao ốc đòi hỏi các công ty xây dựng phải hoàn thiện hơn kỹ thuật thi công, mà quan trọng nhất là thi công nền móng. Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao và đảm bảo an toàn cho các công trình cao tầng. Công ty TNHH Thương mại Xây Dựng Đất Việt không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, Với đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật có bề dày kinh nghiệm lâu năm, Trang thiết bị máy móc hiện đại, có đầy đủ các thiết bị xe chuyên dùng để phục vụ cho công tác thi công đạt hiệu quả cao, Công ty chúng tôi có nhiều máy khoan có thể thi công được nhiều công trình trong cùng một thời điểm…

Đọc thêm về chúng tôi

Máy móc thiết bị

Quy trình cọc khoan nhồi

– Căn cứ bản vẽ thiết kế và địa hình thực tế trên công trường mà ta định vị tim cọc.
– Trong quá trình thi công dấu định vị cọc dễ bị mất do bùn lầy, thiết bị di chuyển.
–  Cách định vị cọc nên làm:
+ Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ toạ độ khống chế 4 móc của hệ trục này được gởi lên chỗ an toàn nhất có thể bên ngoài khu vực xây dựng. Từ hệ toạ độ này sẽ triển khai xác định các vị trí tim cọc. Khi bắt đầu khoan tại mỗi cọc phải kiểm tra lại. 

  + Xác định từng vị trí tim cọc ta dùng cọc gỗ, cọc sắt  để đánh dấu hoặc gửi các trục mốc trên tường vách để khi mất dấu có thể dùng phương pháp căng dây để phục hồi lại những tim bị mất.

+  Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong.
+  Sai số định vị của tim cọc sau khi thi công không được lệch quá 1/3 đường kính cọc.
+ Tim cọc được xác định bằng 2 tim mốc kiểm tra A và B (xem hình) vuông góc với nhau và đều cách tim cọc 1 khoảng L bằng nhau.

a) Khoan tạo lỗ:

– Di chuyển máy vào vị trí tim cọc , căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó.

– Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động. 

– Trước khi khoan phải kiểm tra độ thẳng đứng theo dây dọi của thân dẫn hướng của cần khoan để lỗ khoan không bị xiên lệch quá độ nghiêng cho phép (1/100).

– Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá  khoan một đoạn đầu tiên sâu khoảng 3 mét  và tiến hành hạ ống cashing (ống sing : là thiết bị cần dùng dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ.), sau đó tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc.

 –  Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc.

b) Kiểm tra địa tầng

– Kỹ thuật viên đọc kỹ hồ sơ khảo sát địa chất để nắm rõ chiều dày các lớp đất mà cọc phải đi qua, tính chất của các lớp đất.

– Đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc. Cứ khoan được 2 m thì lấy mẫu đất 1 lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.
– Tại mỗi lỗ khoan: Dựa vào tốc độ xuống của mũi khoan, màu sắc của dung dịch, thành phần của bùn kỹ thuật viên xem và ghi rõ trong “Hồ Sơ Lý Lịch Cọc”. Nếu địa tầng thực tế có khác nhiều so với hồ sơ khảo sát địa chất thì giám sát thi công báo cáo cho bên tư vấn biết. 
c) Kiểm tra độ sâu của hố khoan:

– Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan, hoặc đo chiều dài của từng cần khoan, ống đổ bê tông để xác định độ sâu của hố khoan.

– Sau khi khoan xong lần 1 tiến hành hạ mũi khoan nắp B xuống để kéo hết sinh đất còn lại lên,

– Khi hạ mũi khoan nắp B vẫn thao tác như khi khoan mũi phá nhưng khi kéo lên thì không được xoay mũi khoan nắp B kéo hết mùn khoan lên ta thả dọi để kiểm tra hố khoan sau đó mới thả lồng thép và ống đổ bê tông

– Công tác gia công cốt thép được thực hiện ở nơi khô ráo và được kiểm tra, nghiệm thu trước khi hạ xuống hố khoan.

– Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để gia công thép cho cọc, Lồng thép được gia công thành từng lồng dài 5,85m hay 11,7m tuỳ thuộc vào  bản vẽ thiết kế  chi tiết cọc

– Con kê: Là phụ kiện bằng thép bản hoặc Xi măng – Cát (hình tròn) dùng định vị lồng thép trong lỗ khoan. Chiều dày lớp bảo vệ là 50 mm
– Số lượng con kê cần buộc đủ để hạ lồng thép chính tâm.

– Đường kính cốt đai có thể từ 6 ~ 10mm, khoảng cách có thể 150 ~ 300mm, nên dùng loại cốt đai là vòng

– Khi hạ lồng thép phải giữ cho lồng thẳng đứng, đoạn nọ nối với đoạn kia phải đảm bảo đúng tâm lồng thép.

Mối nối cốt thép sử dụng mối nối bằng kẽm, chiều dài đoạn nối chồng cốt thép là 30D. Khi thả lồng thép phải chú ý không để đầu lồng thép chọc vào thành vách.

Lồng thép khi thả không được để chạm đáy và phải cách đáy hố khoan khoảng 100 mm như trong bản vẽ thiết kế. Kiểm tra con kê bảo vệ và neo lồng sắt vào miệng hố khoan.

Ống đổ bê tông là một ống thép đường kính từ 127mm đến 140mm tuỳ thuộc vào đường kính cọc được nối bởi nhiều đoạn mỗi đoạn dài 1.55 m miệng ống đổ được lắp một phiễu để rót bê tông. Lắp ống đổ bê tông phải xuống tận đáy hố khoan, cách đáy hố khoan 50mm đảm bảo cho độ thở của bê tông

– Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Sau khi khoan đến độ sâu thiết kế lượng phôi khoan không thể trồi lên hết. Khi ngừng khoan, những phôi khoan lơ lửng trong dung dịch sẽ lắng trở lại trong đáy hố khoan, hoặc những phôi khoan có kích thước lớn mà dung dịch không thể đưa lên khỏi hố khoan được.

– Sau khi thả lồng thép và ống đổ bê tông xong, ta lắp đầu thổi ngược vào ống đổ bê tông, dùng áp lực máy bơm nước trong hố thu để đẩy phôi khoan và cát lắng còn sót lại trong hố khoan.

– Để đảm bảo hố khoan sạch ta nên thổi ép ngược từ 10 đến 15 phút xong mới tiến hành đổ bê tông.

Về nguyên tắc, công trình bê tông làm cọc khoan nhồi phải tuân theo các qui định về đổ bê tông dưới nước. Phương pháp thi công bê tông đổ dưới nước của cọc khoan nhồi là dùng ống dẫn, Bê tông được đưa xuống đáy hố khoan thông qua ống đổ(ống dẫn bê tông), bê tông dâng cao dần lên và đẩy nước dung dịch trào lên trên miệng hố khoan. Đảm bảo ống đổ bê tông luôn ngập trong bê tông tối thiểu là >=1,5 m để đảm bảo bê tông không bị lẫn dung dịch.

–  Công tác đầm bê tông được thực hiện bằng chính ống đổ bê tông thông qua động tác nhắp ống.

–  Trước khi đổ bê tông căn cứ tiết diện và chiều dài cọc thiết kế, kỹ thuật viên tính sơ bộ lượng bê tông sẽ cần để lấp đầy lỗ khoan ,Tổng lượng bê tông đổ vào cọc thực tế không được lớn quá 20% lượng bê tông tính theo đường kính danh định của cọc,Thực tế tiết diện cọc sẽ lớn hơn tuỳ theo tầng địa chất.

–   Thời gian đổ bê tông cho cọc không được kéo dài quá 4 giờ (để đảm bảo chất lượng, cường độ bê tông suốt chiều dài cọc). Nếu quá trình thi công đổ bê tông ống bị nghẹt … thì có biện pháp xử lý nhanh chóng, thời gian xử lý không vượt quá giới hạn trên. Trong trường hợp không xử lý được thì phải ngừng thi công ít nhất là 24 giờ, sau đó vệ sinh hố khoan lại một lần nữa mới tiếp tục đổ bê tông.

Công trình nổi bật

Công trình: Nhà máy kính FLAT Việt Nam

Hạng mục: 120 cọc khoan nhồi D600MM

Địa điểm: Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng

Công trình: Bắc sông Cấm, Hải Phòng

Công trình: Trường tiểu học Võ Thị Sáu

Hạng mục: Cọc khoan nhồi D400MM – D500MM

Địa điểm: 270 Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng

Công trình: The Stay Home

Hạng mục: 104 cọc khoan nhồi D400MM và D500MM

Địa điểm: Số 12 Xóm Trung, 193 Văn Cao, Hải Phòng

Chủ đầu tư: Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast

Địa điểm: Khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng

Công trình: Trường mầm non Dư Hàng Kênh 1

Hạng mục: Cọc khoan nhồi D400MM – D500MM

Địa điểm: Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng

Công trình: Honda Hương Giang

Hạng mục: 29 cọc khoan nhồi D600MM

Địa điểm: Quán Toan, Hải Phòng

Chủ đầu tư: Obayshi Nhật Bản

Địa chỉ: đường Võ Nguyên Giáp, Hải Phòng

Công trình: Trường THCS An Đà

Hạng mục: 33 cọc khoan nhồi D400MM – D600MM

Địa điểm: Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng